Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong tiến trình đấu tranh cách mạng và xây dựng hệ thống công quyền có 2 luồng tư tưởng tương phản, hay nói một cách cường độ hơn là đối nghịch nhau. Mặc dầu đối nghịch, nhưng cả 2 đều có sự mặc nhiên trong giai đoạn lịch sử, tạo nên các cuộc tranh chấp đẫm máu. Trước hết, nếu Adam Smith là người khởi sinh ra nền kinh tế tự do và tiên tiến, thì ngược lại Karl Marx với Tư Bản Luận là người khai tử những gì Smith đưa ra. Và, nếu triết gia Hy lạp Aristote người tiên phong đưa ra triết thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, phân xử và hành pháp, mở đầu cho John Lock, triết gia người Anh đã đẻ ra tam quyền phân lập. Tiếp theo Montesquieu một nhà tư tưởng học người Pháp đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền của Lock, vì ông quan niệm rằng khi quyền lực tập trung vào một nhóm người thì một nhà nước chuyên chế sẽ không thể kiểm soát được. Dựa trên tư duy của Lock, cho rằng: lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hội là quan niệm về nguyên tắc tổ chức và điều hành nhà nước. Quyền tư nhân là quyền mưu cầu để sinh tồn. Tài sản là do sức lao động của con người làm ra, giá trị tài sản là vật thể của con người không ai có quyền tước đoạt. Đó là quyền tự nhiên. Vượt xa hơn, lao động sinh ra của cải và được quyền sỡ hữu đất đai được bảo vệ bởi khế ước xã hội. Vì thế quyền lực của nhà nước có giới hạn và sẽ bị thay thế bởi người dân vì chính người dân trao quyền cho người đại diện nhà nước và ngược lại người dân có quyền truất phế hoặc chế tài thông qua tư pháp.


Khi Montesquieu phát huy học thuyết tam quyền phân lập của Lock, với mục đích thành lập một thể chế công quyền phục vụ quyền lợi và bảo vệ công dân. Vì theo Montesquieu quyền công dân phải được tôn trọng nhưng không được đứng ngoài hay đứng trên luật pháp ấn định. Để bảo đảm quyền thứ nhất công dân phải tôn trọng luật pháp vì đó là thước đo của tự do. Tự do ngay cả quan điểm chính trị. Cùng luận cứ của Lock và Aristote, Montesquieu rao giảng lòng tin tam quyền: lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Thế nhưng 3 tư tưởng trên (Lock, Aristole và Montesquieu) đã bị Marx giam cầm và chặt đứt ở trên nhiều quốc gia trong giai đoạn dài trong quá khứ, thông qua Tư Bản Luận. Chính kẻ đồng hành với Marx là Friedrick Engels. Chính Engels là người bạn còn là đệ tử tôn sùng và cưu mang Tư Bản Luận của Marx một cách thuỷ chung và triệt để. Vậy Marx là ai? Chủ trương của ông là gì? v.v.. Marx là một triết gia gốc người Do Thái, có tư tưởng cách mạng, trưởng thành đúng vào lúc các phong trào cách mạng khởi sinh tại châu Âu bắt đầu từ năm 1848. Tại Hung Gia Lợi phong trào đòi độc lập, tự do thoát ra khỏi sự cai trị của Áo. Tại Đức tiền đại nghị (pre-parliamentary) đã thành hình. Trong khi đó cuộc nội chiến ở Thuỵ sĩ đã tàn phá nhiều di tích lịch sử. Tại Ý phong trào đòi dân chủ nỗi lên. Pháp quốc chế độ quân chủ bị triệt hạ. Riêng tại Anh quốc phong trào đòi dân chủ với tên gọi Chartism chủ trương bạo động đòi lật đổ chính quyền.

Tóm lại tại Châu Âu thời điểm của các tranh chấp và rối loạn, phong trào đòi dân chủ nỗi lên khắp nơi đòi hỏi một xã hội dân sự, trao trả độc lập tự do, chống lại nạn tham ô, huỷ bỏ tàn dư phong kiến. Chính ở thời điểm nầy thích hợp với một cuộc cách mạng lấy công đoàn làm lực đẩy. Bắt nguồn từ tư tưởng có nội hàm tiến bộ, Marx đã quan sát và chiêm nghiệm qua cuộc cách mạng Pháp vào năm 1848 cho đến năm 1871 khi Công Xã Paris ra đời ( The Paris Commune) theo khuôn mẫu vô sản xã hội chống lại giai cấp tư sản (Pháp ngữ gọi là: Bourgeoisie). Đi từ Công Xã, Paris là nguồn cảm hứng tạo nên ngòi lửa châm ngòi cho Marx khi thành hình Tư Bản Luận, tiền thân của tư bản luận chính là tác phẩm Condition Of The Working Class In England (Tình Trạng Người Lao Động Tại Anh) đậm chất tả khuynh của Friedrich Engels. Trong đám tang của Marx, Engels phát biểu rằng:” Marx là nhà cách mạng thực dụng, trong đời của ông luôn muốn đánh sập một xã hội bất công do tư bản dựng lên bị ràng buộc bởi các định chế chính trị”. Và Marx cho rằng dưới chế độ tư bản công dân không được tham dự vào các vị trí công quyền. Từ những quan niệm đậm chất tả khuynh nên Marx đã tham gia vào nhóm xã hội cấp tiến chỉ trích gay gắt cách quản trị xã hội của chính quyền nước Phổ. Do đó, ở Tư Bản Luận Marx đưa ra những luận cương kinh tế, trong đó phần lớn được chứng minh qua triết học. Cũng trong tư duy nầy, Marx đã đưa ra các luận chứng để hình thành những cơ bản về duy vật sử quan. Marx còn chứng minh những thối nát, thiếu công bằng của chủ nghĩa tư bản cùng những quy luật đưa đến sự diệt vong của nó.

Ngoại trừ Engels, đồ đệ trung thành thứ 2 của Marx là Saul K. Padover cho rằng Tư Bản Luận của Marx là kim chỉ nam để xã hội tiến đến đại đồng, và Marx có tố chất thiên tài đầy ma lực có thể thay đổi thế giới. Nhận xét trên đã đúng một nửa, vì chỉ có giá trị trong thời gian và không gian mà thôi. Vì chính Adam Smith là cha đẻ của nền kinh tế học hiện đại, Marx lại là người muốn kết thúc tư duy của Smith trong giai đoạn trên những quốc gia chịu ảnh hưởng của Marx. Nhưng trên đường mòn dài thì Adam Smith tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả John Roemer nhà nghiên cứu về chủ thuyết Marx cũng đã thừa nhận rằng: Với Adam Smith luận chứng mưu cầu tư lợi của cá nhân sẽ đem lại lợi ích cho xã hội. Trong khi đó Marx đi ngược lại và khẳng định tư lợi cá nhân sẽ tạo nên xã hội rối loạn và khủng hoảng, đánh mất công bằng. Cho đến hơn nhiều thập niên qua, Đông Âu đã là bằng chứng cho thấy Tư Bản Luận của Marx đã bị đào thải và lỗi thời nên không thể tồn tại. Kể cả những quốc gia tôn thờ nó như Nga sô hay Trung quốc v.v..

Như thế nếu chúng ta nhìn từ góc độ chủ quan và thực tế, Adam Smith, Aristote, Montesquieu, John Lock, Marx và Engels đều có sự giao thoa và đồng dạng trong mục đích, nhưng con đường cải tổ xã hội và định chế chính trị lại trái ngược về hành động và cách thực thi một cách chủ quan, cho nên lộ trình đi tới đã gặp phải những xung đột khắt khe, đẫm máu. Công bình mà nói trên bình diện tư tưởng và lý thuyết Marx bỏ Lock xa vời vợi. Nhưng trên thực tế Marx bị Lock đánh bại. Nghĩa là ở cơ bản và khởi đầu Marx đưa ra hành động rất cụ thể, cụ thể đến độ quyến rủ người nghe và thần thánh hóa những ẩn dụ của Marx. Thế nhưng, cuối cùng khi theo đuổi hành động ấy định đề của Marx trở nên ảo tưởng và bị đào thải. Ngược lại Lock thực tế, không trừu tượng, không đưa ra những mô hình chính trị cứng ngắt hay tập quyền như Marx. Lock sống thoải mái dưới quan niệm dân chủ phân quyền trong khuôn viên đại học Oxford. Từ đó tư tưởng Lock được khai triển qua dạng bản tư hữu, ông quan niệm rằng “Trời sinh ra đất và cỏ cây để cho con người được sống, và rằng con người được sống tất nhiên phải làm chủ”. Đây là một hình thức tư hữu luận hàm chứa tất cả mọi nhu cầu để đáp ứng đời sống. Trái ngược với Lock, Marx ép mình trong các lý thuyết khắt khe và các định chế tập trung bồi đắp ở tinh thần vô sản nơi ngưỡng cửa Bonn. Nơi đây cũng là cái
duyên kỳ ngộ giữa Marx và Angles, cuộc tình tay đôi nầy đã là nguyên thủy nẩy sinh ra bản tuyên ngôn của đảng cộng sản được viết ra vào thập niên 1847, khởi xướng cho cuộc cách mạng vô sản Bolshevik tại Nga năm 1917.

Giả thuyết nếu "tư hữu là (a)" và "vô sản là (b)"; a và b là hai con nước chạy ngược dòng, có xung đột. Thế thì dòng nước (a) hay dòng nước (b) đáp ứng được khát vọng của quần chúng? Câu hỏi này được trả lời bằng cuộc hành trình dài bắt đầu từ năm 1917 khởi đầu cho cuộc cách mạng vô sản ở Nga và cũng chính nơi nầy được chấm dứt vào cuối thập niên 80.

Hai con nước, hai mốc thời gian, hai luận chứng từ Marx cho đến Lock được kinh qua từng giai đoạn và giai thoại. Cứ mỗi giai đoạn và giai thoại đều có những vinh-nhục hay thăng trầm của nó có thể bằng nhau hay chênh lệch. Thế nhưng cho dù mức độ chênh lệch có khác biệt đến đâu vấn đề cơ bản đời sống của con người vẫn phải được ưu tiên (1) hàng đầu. Đó là một quan niệm (2) đứng trên tất cả các quan niệm, một đòi hỏi (3) đứng trên mọi đòi hỏi một cách tổng thể.

Bắt nguồn từ (1,2,3) trên, cho nên nguyên TBT Mikhail Gorbachev và những người lãnh tụ cộng sản tiến bộ Liên bang Sô Viết bấy giờ đã nhận thức được, bằng hành động trực tiếp hay gián tiếp tự biến mình trở thành lực lượng xung kích nói lên tiếng nói từ cả con tim cho đến lý trí. Dĩ nhiên nhịp đập con tim và dòng suy tư của ông đều có sự cân nhắc và thôi thúc đi đến quyết định về một Đông Âu sụp đổ và bức tường Bá Linh vở tan.

Tóm lại cho dù nguyên tắc phát triển kinh tế của Adam Smith “Laissezfaire” được áp dụng (cho dù một cách gạn ép) trên mọi quốc gia dưới bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên, nếu muốn Laisserzfaire đúng nghĩa của Adam Smith được hiệu quả và đi tới, đáp ứng nhu cầu và bắt kịp cùng với những quốc gia láng giềng khác, tư tưởng và tinh thần John Lock phải được khai quật và đốt sáng một cách quán triệt, nhất trí và thực dụng. Một điểm khác chúng ta không thể bỏ quên, nếu đất nước nào muốn được phát triển cổ xe của John Lock và Adam Smith phải được chạy song song với nhau và đi về vô cực. Thiếu một trong hai yếu tố ấy đất nước chỉ có thể vá víu một cách tạm bợ, có thể rồi đây dân tộc ấy sẽ bị mai một ./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152848956.